Cốt truyện 12_Angry_Men_(phim_1957)

Câu chuyện bắt đầu ở một tòa án ở Thành phố New York, nơi một thanh niên 18 tuổi từ một khu ổ chuột đang bị xét xử vì tội đâm chết người cha. Đến lúc bồi thẩm đoàn phải đưa phán quyết, quan toà yêu cầu đoàn bồi thẩm xác định bị cáo có tội hay không, và thông báo thêm rằng nếu họ kết tội, bị cáo sẽ phải chịu hình phạt tử hình.[7]

Ban bồi thẩm được đưa đến một phòng riêng, lúc đầu họ bỏ ra một thời gian ngắn để nói lời xã giao trước khi bắt đầu công việc. Có thể thấy rõ vào đầu các bồi thẩm viên đã quyết định rằng bị cáo có tội, và họ có ý định đưa phán quyết này mà không cần bàn thảo - chỉ trừ một người là Bồi thẩm #8 (Henry Fonda, người duy nhất biểu quyết "vô tội" trong cuộc biểu quyết đầu tiên. Ông ta giải thích rằng đây là một việc hệ trọng cho nên không thể đưa ra phán quyết mà không bàn thảo. Lá phiếu của ông đã làm tức giận các bồi thẩm viên khác, đặc biệt là Bồi thẩm #7 (Jack Warden), người đang để tâm trí vào một trận bóng chày tối hôm đó, và Bồi thẩm #10 (Ed Begley), người tin rằng hầu hết mọi người xuất thân từ các khu ổ chuột có khả năng phạm tội cao hơn người bình thường.

Phần còn lại của bộ phim tập trung của miêu tả những khó khăn của ban bồi thẩm trong việc đi đến một phán quyết nhất trí. Trong khi một số các viên bồi thẩm có những định kiến cá nhân, Bồi thẩm #8 cho rằng các chứng cứ trong trường hợp này là gián tiếp, và rằng bị cáo đáng được có một cuộc thảo luận công bằng. Ông đặt câu hỏi về tính chính xác và độ tin cậy của hai nhân chứng duy nhất trong án mạng, sự "hiếm hoi" của hung khí (một con dao xếp thông thường mà ông cũng có một cái y hệt), và các trường hợp nghi vấn nói chung (bao gồm cả một con tàu trên đường tàu xe lửa cao đi ngang qua vào thời điểm xảy ra án mạng). Ông cũng cho rằng lương tâm ông không cho phép ông bỏ phiếu "có tội" khi ông cảm thấy có sự nghi ngờ hợp lý về khả năng gây án của bị cáo.

Sau khi lập luận qua nhiều luận điểm mà không nhận được sự phản ứng tích cực từ những người khác, Bồi thẩm #8 miễn cưỡng đồng ý rằng ông đã chỉ làm treo bồi thẩm đoàn (hung-jury - một bồi thẩm đoàn mà trong đó họ không thể nào đưa ra được một phán quyết đồng thuận do đó phải tái xử). Tuy nhiên để tôn trọng ý kiến những người còn lại, ông đề nghị bỏ phiếu thêm một lần nữa, lần này bằng cách bỏ phiếu kín. Ông đề xuất rằng ông sẽ không bỏ phiếu, và nếu 11 bồi thẩm viên khác vẫn còn nhất trí trong một cuộc bỏ phiếu có tội, ông sẽ bằng lòng với quyết định của họ. Cuộc bỏ phiếu bí mật được diễn ra, và một phiếu "vô tội" khác xuất hiện. Bồi thẩm #3 tỏ ra tức giận và cáo buộc Bồi thẩm #5 - người xuất thân từ một khu ổ chuột - đã đổi phiếu do cảm thông đối với trẻ em khu ổ chuột. Tuy nhiên, Bồi thẩm #9 (Joseph Sweeney) tiết lộ rằng chính ông ta thay đổi phiếu của mình, vì ông cảm thấy rằng các luận điểm của Bồi thẩm #8 xứng đáng được thảo luận thêm.

Bồi thẩm viên #8 đưa ra một lập luận thuyết phục rằng một trong hai nhân chứng, một người đàn ông cao tuổi, người tuyên bố đã nghe thằng nhỏ hét lên: "Tôi sẽ giết ông" trước khi vụ án mạng xảy ra, không thể nghe lời nói rõ ràng như ông đã khai;cũng như cho rằng người ta thường nói "Tao sẽ giết mày" khi họ thật sự không có ý định giết người. Bồi thẩm #5 đổi lá phiếu của mình thành "vô tội". Ngay sau đó, Bồi thẩm #11 (George Voskovec) đặt câu hỏi về sự hợp lý của việc bị cáo thoát khỏi hiện trường trước khi lau chùi vết vân tay ra khỏi con dao, rồi sau đó trở lại hiện trường ba tiếng sau để lấy con dao (vẫn còn nằm trên ngực người cha);sau đó ông thay đổi lá phiếu.

Bồi thẩm viên #7 nhắc đến tuyên bố của ông già: sau khi nghe tiếng xác người cha rớt xuống sàn nhà, ông đã đi đến cửa căn hộ và nhìn thấy bị cáo chạy ra khỏi tòa nhà từ cửa trong vòng 15 giây. Các bồi thẩm viên #5, #6, và #8 đặt câu hỏi về sự xác thực của tuyên bố này, vì nhân chứng này từng bị đột quỵ cho nên không thể đi lại dễ dàng. Sau một cuộc thử nghiệm, bồi thẩm đoàn kết luận rằng nhân chứng không thể đi đến cửa nhà kịp thời để nhìn thấy hung thủ chạy ra. Bồi thẩm viên #8 kết luận rằng ông già cho rằng bị cáo chạy ra chỉ dựa vào những gì mình nghe được trước đó. Bồi thẩm viên #3, ngày càng tỏ ra bực bội trong quá trình này và trong cơn tức giận đã nói "Hắn phải chết! Hắn đang trượt ra khỏi tầm tay chúng ta!" Bồi thẩm viên #8 mắng lại ông ta, cho rằng ông là một "người trả thù công cộng tự xưng" và gọi ông là một người thích thú với những trò tàn ác, cho rằng ông chỉ muốn bị cáo chết vì lý do cá nhân chứ không phải vì sự thật. Bồi thẩm viên #3 hét lên "Ta sẽ giết hắn!" và nhào tới Bồi thẩm #8, nhưng bị hai người khác cản lại. Bồi thẩm viên #8 bình tĩnh nói "Ông thật sự không muốn giết tôi chứ, có đúng không?", và chứng minh luận điểm mà ông đã đưa ra trước đó.[6]

Bồi thẩm viên #2 (John Fiedler) và Bồi thẩm viên #6 (Edward Binns) cũng đổi ý thành "vô tội", do đó số phiếu vào thời điểm này là đồng đều (6-6). Sau đó, một trận mưa bão quét qua thành phố, khiến trận bóng chày mà bồi thẩm viên #7 muốn đi xem có nguy cơ bị hủy bỏ.

Bồi thẩm viên #4 (E. G. Marshall) cho rằng ông không tin vào cớ vắng mặt của bị cáo (đang xem phim trong rạp cùng với bạn bè vào thời điểm xảy ra án mạng), vì thằng nhỏ không nhớ được đã coi phim gì ba tiếng sau đó. Bồi thẩm viên #8 giải thích rằng trong lúc bị xúc động người ta dễ quên nhiều điều, và thử thách bồi thẩm viên #4 có nhớ được những gì đã xảy ra hôm trước không. Bồi thẩm viên #4 có thể nhớ được nhưng cũng gặp không ít khó khăn, và #8 chỉ ra rằng lúc đó ông không bị stress cho nên không có lý do gì để mà nghĩ rằng thằng nhỏ có thể nhớ được đã xem phim gì.[8]

Bồi thẩm viên #2 đặt câu hỏi về tuyên bố của phía công tố cho rằng bị cáo đã đâm dao xuống nạn nhân, trong khi bị cáo thấp hơn nạn nhân cả foot. Bồi thẩm viên #3 và Bồi thẩm viên #8 thực hiện một cuộc thử nghiệm để xem thử một người thấp hơn có thể đâm xuống một người cao hơn hay không. Cuộc thử nghiệm cho thấy việc đó có thể được, nhưng bồi thẩm viên #5 giải thích rằng vì ông lớn lên trong một khu vực có nhiều trận đấu nhau bằng dao, ông biết rõ một người thấp hơn sẽ không đời nào cầm dao một cách như thế để có một nhát dao đi xuống, vì đó là một tư thế rất vụng về và mất thời gian. Ngược lại, một người thấp hơn đối phương sẽ đâm một nhát dao đi lên. Khám phá này đã làm củng cố hơn ý tưởng rằng bị cáo là vô tội.

Ngày càng mất kiên nhẫn, bồi thẩm viên #7 đổi lá phiếu của mình để kết thúc cuộc bàn thảo;việc này đã khiến ông bị bồi thẩm viên #3 và #11 tức giận, hai người đang có ý tưởng khác nhau. Bồi thẩm viên #11, một người nhập cư có vẻ rất ái quốc cho rằng #7 đã coi thường lá phiếu của mình, và cuối cùng #7 cũng cho rằng ông cũng thật sự tin rằng bị cáo là vô tội.[9]

Lần lượt bồi thẩm viên #12 (Robert Webber) và #1 (Martin Balsam) cũng thay đổi lá phiếu của mình, chỉ để lại ba người: bồi thẩm viên #3, #4, và #10. Bực tức vì diễn biến của cuộc bàn thảo, Bồi thẩm viên #10 bắt đầu một cơn thịnh nộ và cho rằng không thể tin tưởng được những người từ khu ổ chuột, và họ không hơn loài cầm thú cũng giết hại lẫn nhau để giải trí. Bồi thẩm viên #5 cảm thấy xúc phạm và quay lưng lại;từng người một cũng bắt đầu quay lưng đối với Bồi thẩm viên #10. Bị xáo trộn vì phản ứng này, Bồi thẩm viên #10 tiếp tục trong một giọng nói và cử chỉ càng giảm dần, và cuối cùng kết thúc bằng "Hãy nghe tôi nói. Hãy nghe...". Bồi thẩm viên #4, người duy nhất chưa quay lưng, trả lời, "Tôi đã nghe rồi. Bây giờ ông hãy ngồi xuống và đừng mở miệng nữa." Trong khi #10 đi đến một góc phòng một mình, #8 nói trong một giọng nhỏ nhẹ về những cái hại của định kiến, và các bồi thẩm viên khác bắt đầu trở lại ghế ngồi của mình.

Khi được hỏi tại sao họ vẫn muốn kết án bị cáo trong khi có những nghi ngờ có lý, Bồi thẩm viên #4 nói rằng mặc dù các chứng cứ khác đã có nghi vấn, vẫn còn có một nhân chứng khác đã chứng kiến án mạng từ cửa sổ trong phòng mình từ phía bên kia đường (qua một chiếc tàu đang đi ngang qua). Sau khi điều này được nhắc đến, #12 đổi ý kiến và tỷ lệ phiếu trở thành 8-4.

Sau đó bồi thẩm viên #9, sau khi thấy Bồi thẩm viên #4 chùi mũi (vì bị đôi kính chạm vào), nhận thức rằng nhân chứng đó, cũng như #4, cũng đeo kính vì bà cũng có dấu hiệu chùi mũi vào cùng chỗ, nhưng bà không mang kính đến tòa án vì lý do thẩm mỹ, Bồi thẩm viên #8 hỏi Bồi thẩm viên #4 ông có mang kính khi đi ngủ không, và #4 trả lời không, chẳng ai làm việc đó.[10] Bồi thẩm viên #8 giải thích rằng không có lý do gì để tin tưởng rằng nhân chứng đó đang mang kính trong lúc đang ngủ, và chỉ ra rằng vì án mạng xảy ra rất nhanh, bà không đủ thời gian để mà đeo kính vào. Sau đó, các bồi thẩm viên #12, #10, và #4 đều đổi lá phiếu của mình thành "vô tội".

Vào lúc này, người duy nhất cho rằng bị cáo có tội là #3. Bồi thẩm viên #3 đưa ra nhiều luận điểm, nhưng cuối cùng nói "Thằng nhóc hư hỏng... Mày phá hỏng đời mày rồi--!" Việc này biểu lộ rằng ông có quan hệ xấu với người con trai của mình, và việc này là lý do chính mà ông muốn bị cáo có tội. Ông mất bình tĩnh, xé một bức hình của mình với đứa con, rồi bật khóc và đổi lá phiếu của mình thành "vô tội". Cuối cùng, tất cả các bồi thẩm viên đã đồng thuận với phán quyết "vô tội".

Sau khi các bồi thẩm viên rời khỏi căn phòng, Bồi thẩm viên #8 giúp #3 đi ra. Bộ phim kết thúc khi hai bồi thẩm viên #8 (Davis) và #9 (McCardle) trao đổi danh tính, và các bồi thẩm viên rời khỏi tòa án để về lại cuộc sống hằng ngày của mình.[11]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 12_Angry_Men_(phim_1957) http://www.afi.com/100Years/handv.aspx http://www.afi.com/100years/cheers.aspx http://www.afi.com/100years/movies10.aspx http://www.afi.com/100years/thrills.aspx http://www.afi.com/10top10/category.aspx?cat=9 http://www.afi.com/members/catalog/DetailView.aspx... http://www.allmovie.com/movie/12-angry-men-v51289 http://www.criterion.com/current/posts/2076-12-ang... http://books.google.com/books?id=wDpSaPkSt-8C&pg=P... http://www.imdb.com/title/tt0050083/